Tính cách Đường Lâm (nhà Đường)

Khi Lâm làm Vạn Tuyền huyện thừa, trong nhà tù của huyện có mười mấy tù nhân phạm tội nhẹ, gặp lúc cuối xuân có thời tiết tốt, Lâm trình bày với huyện lệnh xin thả họ ra để kịp gieo cấy vụ mùa, Lệnh không cho. Lâm tự nhận bảo lãnh cho họ, Lệnh mới đồng ý; Lâm cho tù nhân về nhà để làm ruộng, ước định với họ thời điểm quay lại nhà tù. Tù nhân cảm ơn ấy, đến hẹn đều quay về nhà tù, Lâm nhờ đó mà nổi tiếng.

Khi Lâm làm Thị ngự sử, Đại phu Vi Đĩnh quen thói đứng không đúng vị trí của mình trong buổi chầu, hôm ấy ông ta vượt lên để nói chuyện với Giang Hạ vương Lý Đạo Tông; Lâm tiến đến, nói: “Vương gây rối ban.” Đạo Tông đáp: “Cùng đại phu nói chuyện, có sao đâu!” Lâm lại nói: “Đại phu cũng gây rối ban.” Đĩnh thất sắc, mọi người đều sợ phục.

Lâm sanh hoạt kiệm ước kềm chế, không sửa sang nhà cửa, ăn mặc đều giản dị; ông tính xử thế khoan dung rộng rãi, không tìm cách phơi bày lỗi lầm của người khác. Lâm từng muốn điếu tang, sai gia đồng về nhà lấy cho mình cái áo trắng, gia đồng lấy nhầm áo khác, sợ không dám dâng lên. Lâm dò biết được, sai người gọi cậu ta đến, nói rằng: “Hôm nay khí nghịch [7], không nên thương khóc, trước đòi lấy áo trắng, hãy tạm dừng việc ấy.” Lâm từng lệnh cho người ta nấu thuốc, kẻ ấy làm hỏng mất. Lâm dò biết được, nói rằng: “Âm ám không nên uống thuốc, hãy lập tức bỏ đi.”